Tình hình thị trường Mua bán phát thải carbon

Sự kết hợp giữa sự nóng lên toàn cầu và mức độ nhận thức về môi trường ngày càng cao đang tạo ra tiềm năng về một thị trường khổng lồ về giao dịch tín dụng phát thải.
— Craig Mellow, viết tháng 5 năm 2008, [23]

23 tập đoàn đa quốc gia đã tham dự Hội nghị Bàn tròn về Biến đổi khí hậu G8, một nhóm kinh tế thành lập tại Diễn đàn Kinh thế Thế giới tháng 1 năm 2005. Nhòm này bao hàm các công ty lớn ví dụ như Ford, Toyota, British Airways, BPUnilever. Vào tháng 9 năm 2005, Hội nghị đã ban hành một thông cáo có nội dung đề cập về sự cần thiết về các hành động nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu và tầm quan trọng vả các giải pháp có căn bản dựa trên thị trường. Hội nghị đã kêu gọi các chính phủ thiết lập "những dấu hiệu rõ ràng, thông suốt và thống nhất về giá cả" thông qua "một cơ cấu chính sách lâu dài" bao hàm tất cả các cơ sở chủ yếu sản sinh ra khí nhà kính.[24] Đến tháng 12 năm 2007, số thành viên của Hội nghị đã bao hàm 150 cơ sở doanh nghiệp toàn cầu.[25]

Các nhà kinh doanh ở Anh đã bày tỏ sự ủng hộ tích cực đối với mô hình mua bán phát thải, xem nó như là biện pháp then chốt để làm giảm thiểu biến đổi khí hậu, ủng hộ bởi tổ chức phi chính phủ vì môi trường.[26]

Mua bán phát thải carbon đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Căn cứ theo Đơn vị Tài chính Carbon (Carbon Finance Unit) thuộc Ngân hàng Thế giới, 374 triệu tấn đương lượng thán khí (tCO2e) đã được trao đổi thông qua các dự án trong năm 2005, tăng 240% so với năm 2004 (110 mtCO2e)[27], và năm 2004 thì so ra tăng 41% so với năm 2003 (78 mtCO2e).[28] Sự gia tăng về chi phí cho phép đã kéo theo sự gia tăng về chi phí nhiên liệu và hoạt động sản sinh khí thải carbon. Theo một khảo sát của 12 quốc gia châu Âu, nếu giá khí thải carbon và giá nhiên liệu tăng 10% thì giá điện sẽ tăng 80% trong giai đoạn ngắn.[29] Kết quả này gợi ý rằng nếu mức phát thải carbon tối đa được cho phép bị giảm đi thì chi phí về các nguồn năng lượng thay thế sẽ tăng lên. Trong khi việc giảm đột ngột mức xả khí thải cho phép sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, việc giảm mức cho phép theo kiểu "từ từ" lại có nguy cơ gây hại lâu dài cho môi trường thông qua biến đổi khí hậu.

Theo Point Carbon, một công ty con của Thomas Reuters, giá trị của thị trường mua bán phát thải carbon đã lên đến gần 92 tỉ euro (tương đương 120,9 tỉ Mỹ kim). Tuy nhiên sự gia tăng này có nguyên do là sự gia tăng giá mua bán carbon, còn khối lượng carbon giao dịch đã giảm 12%. Liên minh châu Âu là trung tâm của thị trường giao dịch với khối lượng mua bán là 5,2 tỉ tấn với giá 13,99 euro/tấn. Hoạt động giao dịch carbon giảm mạnh nhất tại Hoa Kỳ, đến 76%.[30] Vào cùng năm 2010, Sở Giao dịch Khí hậu Chicago (Chicago Climate Exchange - CCX) đã ngưng các hoạt động giao dịch phát thải carbon.[31] Nhà phân tích Endre Tvinnereim của Point Carbon cho rằng hoạt động mua bán carbon ở Hoa Kỳ đã bị "đóng băng" và điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực thị trường về Sáng kiến Khí nhà kính Địa phương (Regional Greenhouse Gas Initiative - RGGI).[30]

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, Liên minh châu Âu bắt đầu áp dụng Kế hoạch Giao dịch Phát thải Carbon của Liên minh châu Âu (European Emission Trading Scheme - EUETS) trong đó hệ thống giao dịch phát thải sẽ thu phí các hãng hàng không có các chuyến bay diễn ra trong khu vực EU, dựa trên lượng khí thải carbon được sản sinh ra. Mức xả khí thải được cho phép sẽ bị giảm theo thời gian và vì vậy, tổng lượng khi thải sinh ra ra từ các máy bay tại địa phận châu Âu cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada với lý do vi phạm hiệp ước hàng không và thay đổi khí hậu, và sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận của các công ty hàng không vốn đang gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc đã cấm các hãng hàng không của mình tham gia EUETS và tìm cách ngăn chận EU áp dụng quy định thu phí đối với Trung Quốc, còn Mỹ thì kêu gọi một cơ quan hàng không quốc tế đứng ra dàn xếp. Về phía mình, EU tỏ thái độ cứng rắn trong việc thực hiện kế hoạch, nhưng tuyên bố sẵn sàng đàm phán và sẽ sửa đổi EUETS nếu các bên đạt được một thỏa thuận toàn cầu. Có ý kiến cho rằng kế hoạch của EU có thể gây bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại.[32][33]

Hiện tượng tình nguyện từ bỏ "quyền phát thải"

Một số cá nhân và tổ chức thay vì buôn bán "quyền xả khói" còn dư của mình đã quyết định "từ bỏ" số lượng dư đó, vì vậy "số dư" đó không thể được chuyển giao cho bất cứ những cơ sở sản sinh phát thải khác sử dụng. Điều này làm giảm mức độ phát thải tối đa và nhìn chung làm giảm lượng khí thải sinh ra. Năm 1992, Sở Giao dịch Quyền Không khí Trong lành Quốc gia (National Healthy Air License Exchange) được thành lập để tạo một quỹ dành cho việc thu mua và hủy bỏ quyền phát thải lưu huỳnh nằm trong khuôn khổ của chương trình cấp phép mua bán phát thải lưu huỳnh của Hoa Kỳ.[34] Tổ chức Anh quốc "Climakind" cũng sử dụng tiền đóng góp từ các nhà hảo tâm để "mua" hạn ngạch khí thải cho phép sản sinh (tính theo đơn vị tín dụng của Hệ thống Giao dịch Phát thải Liên minh châu Âu - European Union Emission Trading System) và "hủy bỏ" các hạn ngạch này để chúng không được các cơ sở "xả khói" dùng để gia tăng mức độ sản sinh khói thải của họ, nhờ đó giảm mức độ cho phép chung về phát thải.[35] Tổ chức phi lợi nhuận Sandbag cũng tham gia xúc tiến việc "hủy bỏ" quyền phát thải nhằm giảm mức độ phát thải tối đa được cho phép.[36] Đến tháng 8 năm 2010, Sandbag tuyên bố họ đã "hủy bỏ" được 2145 tấn phát thải CO2.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mua bán phát thải carbon http://www.ecoenergyefficiency.com.au/energy-effic... http://www.ipcc.ch/ipccreports/sar/wg_III/ipcc_sar... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg3/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg3/e... http://www.climakind.com/c/2-What-is-Climakind.asp... http://euobserver.com/884/31347 http://www.ft.com/intl/cms/s/0/4b80ee18-f393-11db-... http://www.mayerbrown.com/publications/article.asp... http://www.reuters.com/article/2011/01/06/us-carbo... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=c...